THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy.
Link Wiki:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_H%C6%B0%C6%A1ng
Link Google Map: https://www.google.com/maps/place/Ch%C3%B9a+H%C6%B0%C6%A1ng/@20.6139468,105.7344067,17z/data=!3m1!4b1!4m2!3m1!1s0x313433a7f27bd569:0x96c0787ffeea2a4e
THÔNG TIN CƠ BẢN:
MÙA LỄ HỘI: (THÁNG 1,2,3 ÂM LỊCH)
Mở cửa từ 5h30 đến 19h30 tất cả các ngày trong tuần
NGOÀI MÙA LỄ HỘI:
Mở cửa từ 7h đến 17h tất cả các ngày trong tuần.
GIÁ VÉ THẮNG CẢNH CHÙA HƯƠNG
Giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi.
Giá cáp treo là 140.000 cho 2 chiều và 90.000 cho 1 chiều.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
· Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo của Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là Chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17.
· Đến với Chùa Hương, không chỉ có các tăng ni Phật tử, mà còn có cả du khách không theo đạo Phật, hoặc chỉ hướng Phật. Nhưng hầu hết tất cả mọi người đều thành tâm khấn bái. Hằng năm, theo thông lệ khai hội Chùa Hương trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi.Hội Chùa Hương bao gồm 2 phần: Phần Lễ và Phần Hội.
PHẦN LỄ:
· Ngày lễ hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc và điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.
· Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương: gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.Có thể thấy phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho.
PHẦN HỘI:
· Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …
· Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.
· Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng.
Trong không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.
KIẾN TRÚC:
· Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho mơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó khiến nó trở lên lung linh sinh động và nhiều màu sắc, chính điều đó đã tạo nên nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật của dân tộc
· Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán“Nam thiên đệ nhất động” khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương - Trịnh Sâm (1767-1782). Vào trong động vẻ đẹp lạ thường của những nhũ đá tưởng như những công trình điêu khắc tuyệt tác của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, cókhối nhỏ, có cái đẹp ở toàn khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên. Tất cả đều tùy theo hình dáng mà được đặt những cái tên rất trần thế, biểu hiện những mơ ước của con người. Trước hết là Đụn Gạo đồ sộ, bước vào cửa động đã trông thấy. Gạo là cái quan trọng hàng đầu nên Đụn Gạo trong động nhà Phật cũng ở vào vị trí hàng đầu. Dưới chân Đụn Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giống nhau ở chỗ có những hình em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cậu ngang tầm với Sữa Mẹ quanh năm suốt tháng rỏ xuống không ngừng.
· Cùng một hàng dọc với Núi Cô, Núi Cậu và lui vào phía trong là Cây Bạc, Cây Vàng ngồn ngộn chất chứa những hình tròn như những đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén... Toàn là những hình ảnh bằng nhũ đá. Trên trần động thạch nhũ còn nhô ra thành hình chín đầu rồng sinh động gọi là tòa Cửu Long. Giá trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khắc, không những trong chùa Hương mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bằng đá, có dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, đầu đội mũ Tì Lư (tức là mũ Bồ Tát) nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng có hai món tóc buông xuống. Tượng ngồi ở tư thế đặc biệt, tay phải cầm viên ngọc minh châu, chân trái duỗi, đặt trên một bông sen nở, chân phải co, dưới chân cũng có một bông sen. Theo bài ký khắc trên đá năm 1806 thì pho tượng này được tạc năm 1793. Trong động Hương Tích còn có quả chuông đồng cao 1,24 m, đường kính đáy 0,63 m đúc năm Thịnh Đức thứ 3( 1655).
Phương tiện di chuyển:
ĐẾN THỦ ĐÔ HÀ NỘI:
Bạn có thể chọn các loại phương tiện như:
Xe khách hoặc tàu hỏa:
· Bến xe Giáp Bát: 6 đường Giải phóng, Hoàng Mai, Hà Nội _ Sđt: (04) 38641467
· Bến xe Mỹ Đình: 20, Phạm Hùng, Xã Mỹ Đình, Huyện Từ Liêm, Hà Nội _ Sđt: (04) 37 685 548
· Ga Hà Nội : 120 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội _ Sđt: (04) 39423697.
Máy Bay:
· Vietnam Airline: http://www.vietnamairlines.com.vn/
· Vietjet Air: http://wwwvietjetair.com/
· Jetstar: http://wwww.jestar.com/
Từ sân bay bạn có thể bắt các loại phương tiện như taxi, xe ôm hoặc xe buýt ( tuyến số 7) với giá vé: 7000đ/lượt/người vào trung tâm thủ đô.
TỪ HÀ NỘI DI CHUYỂN ĐẾN CHÙA HƯƠNG CÓ 2 CON ĐƯỜNG:
- Theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.
- Theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Tuy nhiên, đường này chỉ dành cho ô tô, nếu bạn đi xe máy thì nên chọn cách thứ nhất hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.
· Tuyến xe buýt Yên Nghĩa-Chùa Hương( số 75). Giá vé: 7000đ/lượt/người.
· Sáng 6h30: bến xe Yên Nghĩa Hà Đông về chùa Hương , chiều 5h30 là chuyến cuối từ chùa Hương về bến xe Yên Nghĩa là và ngược lại.
Một số quán ăn ngon và phục vụ chu đáo thường nằm ngay dưới chân núi, gần chùa Thiên Trù. Đây cũng là điểm thuận lợi về ăn uống khi đi Chùa Hương, vì bạn có thể thăm Hương tích xong thì xuống ăn.
Các địa điểm và tour du lịch có thể tham quan
· Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng( tuyến chính)
· Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn (tuyến 2)
· Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm (tuyến 3)
· Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
- Với tuyến chính thì bạn có thể đi trong ngày từ Hà Nội, nếu đi 2 ngày thì ngày 2 đi thêm tuyến Tuyết Sơn hoặc Long Vân. Các tour du lịch hay đi tuyếnHương Tích, với 2 điểm thăm quan là chùa Thiên Trù và động Hương Tích.
- PTC Travel sẵn sàng phục vụ quý khách theo chương trình tour du lịch trọn gói
MỘT SỐ LƯU Ý BẠN NÊN BIẾT!!!
· Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng.
· Vì sẽ di chuyển nhiều nên bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao thay vì giày cao gót để bảo vệ đôi chân của mình và đừng quên những vật dụng cần thiết như kính, nón, và nước uống nhé.
· Trang phục: Vì Chùa là nơi Phật giáo tôn nghiêm nên khi đến viếng thăm chúng ta nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo, lịch sự và tuân theo quy định tại chùa.
· Rác thải: Du khách vào hội vứt rác bừa bãi, trên bờ lẫn dưới sông Yến. Ban quản lý đã có rất nhiều biển, băng rôn cấm xả rác, đặt các thùng rác. Vì các thùng rác được đặt ít và thùng nhỏ nên lượng rác đưa vào bị quá tải. Tuy nhiên, chúng ta nên có các động tác có trách nhiệm và ý thức giữ gìn vệ sinh chung nhé.
· Đò chở khách: Các chuyến đò vì lượng người quá đông thường chở người quá quy định, tắc đò diễn ra thường xuyên. Một số tình trạng chủ đò lừa lấy tiền trước, khách ngồi chờ nhưng lại không thấy chủ đò lại. Vì vậy nên du khách hãy kiên nhẫn và cẩn trọng khi đi đò nhé.
· Nhà vệ sinh: Chủ yếu không được quy hoạch, nên các hộ gia đình tự làm phục vụ khách có thu phí. Các dạng này cũ kỹ và bẩn thỉu, nhiều khách ngại vì bẩn nên vẫn tiểu tiện bậy bạ.
· Người làm đường: Do lượng người vào đi lễ đông, có những người làm tự tiện phát cỏ làm đường tắt dẫn vào các lối. Tự tiện đứng thu tiền do mình tạo ra, mà không có ai ngăn cấm. Xin du khách cẩn thận với những lối đi tắt không an toàn.
HY VỌNG DU KHÁCH CÓ MỘT CHUYẾN DU XUÂN VUI VẺ.